Điều kiện tự nhiên của xã Đức Thuận
1.1. Vị trí địa lý: Đức
Thuận là xã miền núi về phía Tây Nam huyện Tánh Linh, cách trung tâm huyện Tánh
Linh 01 km và cách thành phố Phan Thiết 100 km về phía Tây Bắc; có tứ cận:
+ Phía Bắc: giáp xã
Đức Bình và thị Trấn Lạc Tánh
+ Phía Nam: giáp xã
Suối Kiết
+ Phía Đông: giáp xã
Đức Bình và Huyện Hàm Thuận Nam
+ Phía Tây: giáp thị
Trấn Lạc Tánh
1.2.. Địa hình, đất đai:
- Địa hình:
Xã Đức Thuận nằm ở
khu vực miền núi có địa hình rất phức tạp, có độ cao bình quân từ 300m-500 m,
so với mặt nước biển, có nền địa hình dốc từ Đông Nam xuống Tây Bắc và Tây Bắc
là đồng bằng chiếm 1/4 diện tích của xã. Tây Bắc có địa hình thấp thuận lợi cho
việc phát triển cây nông nghiệp chủ yếu là lúa, hoa màu và thực phẩm.
- Địa chất, địa mạo:
Trên địa tầng diệp La
Ngà có phủ lớp Bazan Xuân Lộc, tuổi Pleito xen giữa (QII). Đá Bazan có cấu tạo
lổ hỏng xốp, xỉ và dăm núi lửa có nơi đá Bazan đặc xít.
Địa tầng trẻ nhất là
trầm tích, bởi rởi tuổi Peleito xen muộn (QII) và Haloxen (QIV), trầm tích
haloxen sông, hồ, đầm lầy có sét màu xám, xám đen và xám xanh, có khi màu xám
sẩm đen, nhiều xác thực vật có dạng than bùn dọc sông cát.
1.3. Đặc điểm khí hậu,
thủy văn:
+ Khí hậu, thời tiết:
Tính chất khí hậu của
huyện diễn biến theo 2 mùa rõ rệt, lượng mưa phân hóa theo mùa đã chi phối mạnh
mẽ đến sản xuất nông nghiệp. Mùa mưa cây cối phát triển tốt là mùa sản xuất
chính, ngược lại mùa khô cây cối phát triển kém, vì vậy ngoài những diện tích
đất được tưới còn hầu hết phải sản xuất trong mùa mưa.
Nhiệt độ không khí
cao đều quanh năm và tương đối ổn định.
- Nhiệt độ trung bình
năm: 22- 26oc
Độ ẩm không khí trung
bình năm từ 70 - 85 %,
+ Thuỷ văn, nguồn
nước:
Về trữ lượng nước nhờ
ảnh hưởng xâm nhập của sông La Ngà,vào hệ thống sông cát, mặt khác nhờ công
trình Đập dâng Tà Pao trữ và điều phối nước nên nhìn chung nguồn nước dưới đất
ở xã Đức Thuận khá dồi dào có thể đáp ứng tốt cho nhu cầu sản xuất và sinh
hoạt.